Ưu tiên dành cho khách hàng liên hệ sớm nhất! - Xem ngay

ATROPINE - THUỐC NHỎ MẮT KIỂM SOÁT CẬN THỊ

ATROPINE - THUỐC NHỎ MẮT KIỂM SOÁT CẬN THỊ

Tỷ lệ cận thị ngày càng tăng trên toàn thế giới và đặc biệt tập trung nhiều ở khu vực Châu Á.

Ở trẻ em, cận thị có xu hướng xuất hiện sớm và tăng nhanh dẫn đến viễn cảnh một cộng đồng lớn bị cận thị nặng trong tương lai.

Cận thị càng nặng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tại mắt, gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến mất thị lực. Vì vậy, Việc kiểm soát cận thị ở trẻ em là rất cần thiết.

Hiện nay, có nhiều phương pháp  đang được áp dụng như thuốc nhỏ mắt Atropine đeo kính áp tròng ban đêm Ortho K, đeo kính gọng có tròng kính kiểm soát cận thị. Trong số đó, Atropine được đánh giá là một trong những phương pháp dễ sử dụng và có hiệu quả nhất hiện nay.

Atropine là thuốc nhỏ mắt nhằm làm giảm tiến triển cận thị. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cơ chế hoạt động của Atropine là thông qua tác động lên các thụ thể có trong nổi bật là thụ thể Muscarinic trong võng mạc, hắc mạc, củng mạc, … giúp làm chậm hoặc ức chế sự phát triển của trục nhãn cầu, qua đó kiểm soát tốc độ tăng cận ở trẻ.

Khám và dùng thuốc

Khám mắt với bác sĩ chuyên khoa hoặc cử nhân khúc xạ

Trẻ từ 6 đến 14 tuổi hoặc trẻ trên 14 tuổi mà độ cận vẫn đang tăng nhanh, cần được khám mắt theo quy trình tiêu chuẩn để đánh giá độ khúc xạ, sức khỏe và các chỉ số khác của mắt để xem xét có phù hợp để sử dụng Atropine hay không

Cách sử dụng

Sau khi thăm khám đầy đủ, trẻ sẽ nhận thuốc theo toa và được hướng dẫn nhỏ thuốc vào mỗi mắt trước khi đi ngủ (với sự giám sát của phụ huynh hoặc người bảo hộ). Do thuốc chỉ có tác dụng kiểm soát cận thị, không có tác dụng làm giảm hay khử độ cận, nên trẻ vẫn cần đeo kính gọng hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Nồng độ 

Có nhiều nồng độ Atropine khác nhau được nghiên cứu và đưa vào điều trị. Tuy nhiên, thực nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng Atropine nồng độ cao như 0.05%, 0.1% có tỉ lệ kiểm soát độ cận tốt hơn nhưng kèm theo đó là các tác dụng phụ cao hơn các nồng độ thấp.

Do đó, Atropine nồng độ thấp 0.01% là loại phổ biến nhất hiện nay và thường được chọn khi bắt đầu điều trị vì có hiệu quả và ít biến chứng.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ khi dùng Atropine nhỏ mắt bao gồm: chói mắt, nhìn gần mờ và kích ứng mắt thoáng qua. Trong số đó, chói mắt là thường gặp nhất khi trẻ sử dụng Atropine có nồng độ 1% gặp ở 22% trẻ sử dụng nồng độ 0.5% và 7% trẻ sử dụng nồng độ 0.25%, số ít ghi nhận ở nồng độ 0.1% và nồng độ 0.01%.Trên thực tế lâm sàng, hầu hết các  bé đều  không than phiền gì về tác dụng phụ khi sử dụng Atropine nồng độ thấp và việc điều trị không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập của trẻ. Nếu có tác dụng phụ gây ảnh hưởng nhiều, trẻ cần ngưng ngay việc nhỏ thuốc và liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn.

Theo dõi sử dụng thuốc

Với những trường hợp sử dụng Atropine lần đầu, trẻ sẽ được hẹn tái khám sau 2 tuần để đánh giá mức độ đáp ứng thuốc. Nếu trẻ thích nghi tốt, không có các dấu hiệu và triệu chứng của tác dụng phụ, trẻ sẽ được hẹn tái khám mỗi 6 tháng và theo dõi trong suốt 2 năm.

Bài sau