1. Lẹo mắt là gì?
Là tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây sưng và lan tỏa quanh bờ mi mắt, gây đau ở mí mắt.
Có 2 loại lẹo mắt:
- Lẹo ngoài :Thường gặp ở đa số các trường hợp, lẹo mọc ở bờ của lông mi. Chúng xâm nhập vào tuyến chân lông mi và gây viêm nhiễm cấp tính và làm tắc nghẽn ống tuyến tiết dầu.
- Lẹo trong: Lẹo bên trong phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào tuyến dầu nhỏ, gây nhiễm trùng ở trong mi mắt. Lẹo trong thường chỉ xuất hiện ở một mắt tại một thời điểm, mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt. Mặc dù lẹo mắt bên trong gần như không phổ biến như mụn lẹo ngoài nhưng nó có thể gây đau đớn hơn, tồn tại lâu hơn, trở thành mãn tính hoặc cứng lại thành u nang hoặc chắp.
2. Vì sao bị lẹo mắt?
- Lẹo mắt thường do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn gây ra, chúng xâm nhập vào tuyến chân lông mi và gây viêm nhiễm cấp tính, tắc nghẽn ống tuyến tiết đầu từ đó làm viêm tuyến và hình thành lẹo mắt. Một số trường hợp bị viêm nhiễm lan rộng do viêm bờ mi hình thành trước đó.
3. Triệu chứng nhận biết bạn đã bị lẹo mắt
Ban đầu xuất hiện những mụn mũ nhỏ màu vàng nhạt ở khu vực gốc lông mi
- Sưng tấy đỏ,
- Mụn chai cứng và phù nề.
- Đau nhức và/hoặc đỏ dọc theo đường lông mi,
- Nhạy cảm với ánh sáng.
Sau một vài ngày, người bệnh bị chảy nước mắt, ghèn nhiều quanh khu vực bờ mi, mắt cộm xốn gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
4. Cách xử lý khi bị lẹo mắt
Trong hầu hết các trường hợp, các lẹo mọc ngoài sẽ tự lành trong vòng vài ngày. Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp loại bỏ lẹo mắt bên ngoài bao gồm:
- Chườm gạc sạch, ấm lên vùng bị ảnh hưởng trong 10 đến 15 phút, tối đa bốn lần mỗi ngày. Điều này thúc đẩy lẹo mắt mở ra và thoát nước.
- Tránh sử dụng kính áp tròng hoặc trang điểm mắt. Bác sĩ cũng khuyến cáo rằng khi vết lẹo xuất hiện thì nên loại bỏ mascara hoặc bút kẻ mắt đã sử dụng trước đó và rửa kỹ cọ trang điểm mắt.
- Nhẹ nhàng xoa bóp lẹo mắt bằng ngón tay sạch để giúp làm lỏng chất lỏng tích tụ. Điều quan trọng là phải rửa tay ngay trước và sau khi làm việc này để tránh lây lan vi khuẩn.
- Hãy đến gặp bác sĩ nếu trong nhiều ngày lẹo không có dấu hiệu giảm đi và xuất hiện nhiều triệu chứng khác như chảy máu ở vùng mọc lẹo, tầm nhìn bị lẹo che khuất, thị lực bị ảnh hưởng và dấu hiệu sưng tấy ngày một lan rộng. Tuyệt đối không tự nặn hay chích lẹo làm tình trạng ngày một nặng hơn.
5. Phòng ngừa lẹo mắt
Để tránh bị lẹo mắt chúng ta cần phòng ngừa từ việc phòng ngừa bắt đầu bằng việc vệ sinh tốt. Hạn chế chạm vào mắt càng nhiều càng tốt và hãy luôn rửa tay trước khi chạm vào mắt.
Giữ vệ sinh mắt, không dùng chung khăn lau mặt, tẩy trang mắt sau khi trang điểm, hạn chế dùng chung đồ trang điểm, thay dụng cụ trang điểm 3 tháng 1 lần, không dụi tay vào mắt, mang kính bảo hộ để ngăn bụi khi ra ngoài là một trong những cách giúp bạn ngăn ngừa lẹo mắt cho mình.