Đau mắt đỏ là gì ?
- Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm trùng ở mắt, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
- Kết mạc là một màng trong suốt ở ngay trước bề mặt nhãn cầu, cấu trúc bao gồm sợi và các mạch máu. Do đó khi có tình trạng viêm nhiễm trùng sẽ có tình trạng tương tụ mạch máu và dấu hiệu thường gặp nhất ở viêm kết mạc là mắt có tình trạng bị đỏ kèm theo đó là xuất hiện ghèn và các dịch tiết.
Nguyên nhân
- Có 3 nguyên nhân chính thường gặp ở bệnh đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn, dị ứng trong đó nguyên nhân do virus có tên gọi là Adenovirus - bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng, thường phát triển thành dịch, phổ biến ở nước ta, thường vào mùa mưa.
Nguyên nhân lây lan
- Phần lớn do thói quen hay dụi mắt sờ vào mũi đặc biệt hay gặp ở trẻ em vì đặc biệt hay gặp ở trẻ em khi vui chơi cùng bạn bè và chưa ý thức được việc bảo vệ mắt.
- Môi trường công sở, trường học, công viên, khu vui chơi... là nơi thích hợp để dịch lây lan nhanh.
Hạn chế tối đa việc cho để trẻ tự ý dụi mắt
Dấu hiệu nhận biết
- Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau.Thường có triệu chứng chung như: đỏ mắt, chảy nước mắt, ghèn, cộm xốn.
- Đối với lây nhiễm do Virus: Dấu hiệu đặc trưng của bệnh thường có dịch tiết ra màu trong suốt. Khi ngủ dậy thường khó mở mắt do ghèn dính chặt.
- Đối với lây nhiễm do Vi khuẩn : Dịch tiết ra màu vàng hoặc xanh nên thường thấy có ghèn màu vàng hoặc xanh quanh mắt, nếu không điều trị hợp lý có thể gây ra viêm loét giác mạc.
- Đối với lây nhiễm do dị ứng về dấu hiệu này ta thường thấy dịch tiết ra trong suốt nhưng dai và có thể kéo sợi và chảy nước mắt, ngứa nhiều, sưng mi mắt thường kèm theo cơ địa dị ứng. Thường xảy ra hai mắt nhưng không lây lan
⇒Từ đó có thể dựa vào dịch tiết ra để phân biệt nguyên nhân.
Các biện pháp phòng ngừa
- Công tác phòng ngừa và tránh làm nặng thêm tình trạng viêm kết mạc này cũng như là tình trạng lây lan trong cộng đồng, gia đình cũng rất quan trọng.
- Hãy nhớ rằng:
- Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay nhanh
- Không đưa tay dụi mắt, mũi, miệng.
- Tránh cầm nắm sử dụng thiết bị vệ sinh chung,cần có giải pháp phòng ngừa: Rửa tay thường xuyên, cách ly người bệnh.
- Vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước vệ sinh như nước muối sinh lý hoặc các nước thích hợp.
- Người bị bệnh hoặc có dấu hiệu bị bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Nếu sau 3 đến 5 ngày các tình trạng nặng hơn hoặc không cải thiện cần đi khám lại để các bác sĩ chuyên khoa có thể theo dõi và có hướng điều trị kịp thời cho đôi mắt của mình bạn nhé!
- Đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm nhưng vẫn nên được điều trị sớm để tránh gây nhiều trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh cũng như người thân xung quanh. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, người bệnh nên đến ngay Khoa Mắt Kỹ Thuật Cao An Sinh để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0394 777 229.